Mời tham gia nhận học bổng 100%

Mời các bạn tham dự chương trình nhận học bổng 100% cho khoá “Cùng nhau trở về” hoặc “Cắt đứt phiền não” kéo dài từ 12 đến 16 tuần, khai giảng ngày 28.11.2021

Nếu quan tâm, mời bạn đọc trích lược sau nhé:

“Trần Thái Tông là ông vua đầu nhà Trần, bẩm tánh hâm mộ tu Phật, gặp duyên trắc trở đau buồn, ông liền trốn lên núi Yên Tử xin tu (1236). Thiền sư Viên Chứng trụ trì chùa Hoa Yên, thấy ông liền hỏi:

– Lão tăng ở lâu nơi sơn dã, xương cứng mặt gầy, ăn rau đắng cắn hạt dẻ, uống nước suối dạo cảnh rừng, lòng như mây nổi theo gió đến đây. Bệ hạ bỏ ngôi nhân chủ nghĩ đến nơi quê hèn rừng núi, chẳng hay bệ hạ mong cầu điều gì mà đến đây?

Vua đáp:

– Trẫm còn thơ ấu vội mất hai thân, bơ vơ đứng trên sĩ dân, không chỗ nương tựa. Lại nghĩ sự nghiệp các bậc đế vương đời trước thạnh suy không thường, cho nên Trẫm đến núi này chỉ cầu làm Phật, chớ không cầu gì khác.

Viên Chứng bảo:

– Trong núi vốn không có Phật, Phật chỉ ở trong tâm. Tâm lặng lẽ mà biết gọi là chân Phật. Nay bệ hạ nếu ngộ tâm này thì tức khắc thành Phật, không nhọc tìm cầu bên ngoài.

Thái sư Trần Thủ Độ dẫn quan quân đi tìm, đến núi Yên Tử gặp Vua, ông quyết thỉnh Vua về cho được. Vua hỏi ý sư Viên Chứng, Sư đáp:

– Phàm làm đấng nhân quân phải lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình, lấy tâm thiên hạ làm tâm của mình. Nay thiên hạ muốn đón bệ hạ trở về, bệ hạ không về sao được. Song phần nghiên cứu nội điển, mong bệ hạ đừng xao lãng. 

Vua đành phải trở về tiếp tục công việc trị dân. Hơn mười năm khi rảnh rỗi, Vua mời các bậc kỳ đức đến hỏi đạo tham thiền. Vua thuật lại:

“Trẫm thường đọc kinh Kim Cang đến câu: ‘ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm’, trong khoảng để quyển kinh xuống ngâm nga, bỗng nhiên tự ngộ. Liền đem sở ngộ này viết thành bài ca, để tên là “Thiền Tông Chỉ Nam.”

Bài “Kệ Vân” (trích nguyên văn dưới đây), đã trở thành tư tưởng cốt yếu, là kim chỉ nam tu tập hành trì của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử cho đến tận ngày nay.

“Cư trần lạc đạo thả tùy duyên,
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên.
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch,
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.”

(Ở đời vui đạo, cứ tùy duyên,
Đói phải ăn thôi, mệt ngủ liền.
Của quí trong nhà, tìm đâu nữa,
Vô tâm đối cảnh, hỏi chi thiền?)

Đang lúc ngự trên ngai vàng cai trị muôn dân, Vua vẫn nghiên cứu Phật pháp và tham thiền được ngộ đạo, đủ nói lên rằng, chỉ thiếu quyết tâm tu học, đừng đổ cho hoàn cảnh đa đoan bận rộn khó tu. Ai đa đoan bận rộn bằng ông vua đầy nhiệt tình lo cho đất nước, thế mà quyết tâm tu liền ngộ đạo.

Đến năm 1257 giặc Nguyên Mông xâm lăng đất nước ta, vua Thái Tông đích thân chỉ huy nhiều mặt trận, có mặt ở cả mọi nơi nguy hiểm, khiến quân sĩ nức lòng chiến đấu. Kết quả quân ta đánh tan quân xâm lược, giặc Nguyên Mông tháo thân chạy về Vân Nam đầu năm 1258. Một ông vua Thiền sư hết lòng mộ đạo, đã từng làm kệ khuyên người đừng sát sanh:

Cánh lông mai vảy trọn hàm linh,

Sợ chết tham sanh nào khác tình.

Từ trước Thánh Hiền lòng chẳng nỡ,

Đâu đành thấy chết vẫn tham sinh 

Tại sao ông lại cầm quân đánh giặc giết hại biết bao sanh mạng, chắc phải có lý do. 

Sau khi nhường ngôi cho con, ông lui về lập am Thái Vi ở vùng rừng núi Vĩ Lâm cố đô Hoa Lư để an dân lập ấp và lo tu hành, cùng khuyên dạy dân chúng tu.

Nhận định về vua Trần Thái Tông

Đem vua Trần Thái Tông so sánh với vua Lương Võ Đế ở Trung Hoa, chúng ta thấy có những nét đặc thù. Vua Lương Võ Đế (464-549) là con người rất sùng Phật, ông từng giảng kinh Phóng Quang Bát-nhã và sớ giải các kinh… Song khi Tổ Đạt-ma sang Trung Hoa năm 520 gặp Vua, Tổ nói thiền, Vua không lãnh hội, Tổ lên miền Bắc ở tại chùa Thiếu Lâm. Đến cuối đời vua Lương Võ Đế bị giặc Hầu Cảnh kéo quân vây hãm thành Kiến Khang, quần thần xin xuất quân chống giặc, Vua không cho, lại ra lệnh bế cửa thành, tụng kinh cầu nguyện cho giặc lui. Kết quả giặc chẳng lui, mà ông bị mất nước và phải chết. Trái lại, vua Trần Thái Tông là người ngộ được Thiền tông, khi giặc Nguyên Mông xâm lăng Vua chỉ huy cầm quân đánh giặc, giặc thua rút lui về, đất nước thái bình, Vua mới ngồi yên tu thiền.

Hai thái độ của hai ông vua đồng là kính mộ đạo Phật, mà xử sự mỗi bên mỗi khác.

Vua Trần Thái Tông là một ông Vua ham tu ngộ đạo mà trọn đời lo bảo vệ đất nước và xây dựng đất nước. Khi nước nhà bị địch họa, nhà vua liều mình cứu nước, lúc đất nước thái bình tuy tuổi đã già vẫn dạy dân khai hoang lập ấp và chỉ dạy họ tu hành trau dồi đạo đức. Nhà vua không những lo cho dân được cơm no áo ấm, còn lo cho dân có đức hạnh và biết gạn lọc tâm linh. Một con người được hai phần vật chất và tinh thần ngang bằng nhau thì cuộc sống mới thật sự an vui hạnh phúc. Nhà vua sử dụng Phật giáo trong cuộc sống rất là tích cực.”

Lược trích “Vì sao tôi chủ trương khôi phục Phật giáo đời Trần?” – Hoà Thượng Thích Thanh Từ  

——

Thể lệ tham dự 

Mời bạn viết cảm tưởng và liên hệ tới quá trình thực hành của bản thân mình từ trước tới nay, giữa việc thực hành quay vào trong và việc đối đãi, xử lý các vấn đề bên ngoài.

👉Bạn ấn tượng điều gì nhất trong bài trích lược trên?

👉Theo bạn đâu là điểm mấu chốt khiến hai vị vua có sự khác biệt hoàn toàn giữa hai cách nhìn nhận, xử lý giặc ngoại bang? 

👉Bạn đã có bao giờ loay hoay, lúng túng giữa cân bằng “bên trong” và “bên ngoài”? Làm sao bạn biết biết điều mình đang thực hiện là chưa phù hợp?

👉Bạn đã nhận ra và điều chỉnh như thế nào? Bạn dựa vào đâu để biết mà điều chỉnh?

👉Hãy chia sẻ về sự thực hành hiện tại của bạn, bạn cân bằng “bên trong” và “bên ngoài” như thế nào? Với bạn, thế nào là “cư trần lạc đạo”? 

Để tham gia dành học bổng 100% cho một trong hai khoá học Cắt đứt phiền não hoặc Cùng nhau trở về (2), bạn cần hoàn thành tất cả các bước sau: 

  1. Viết bài tối thiểu 500 chữ, không viết tắt, rành mạch, đúng chủ đề, theo dàn ý.
  2. Ghi chú rõ: “Tham dự khoá học “Cắt đứt Phiền não” hoặc “Tham dự khoá học “Cùng nhau Trở về”
  3. Đăng bài trên nhula.net
  4. Đăng bài trên mạng xã hội như Facebook/ instagram (tài khoản cá nhân hoặc trên các diễn đàn/hội nhóm liên quan). Bài đăng cần tag 5 bạn của mình, nêu rõ bài viết để tham dự khoá học nào, và đính kèm link nhula.org
  5. Chia sẻ link đã đăng trên mạng xã hội của bạn bên dưới Comment của bài bạn đăng trên nhula.net
  6. Hoàn tất các bước trên trong ngày 22.11.2021 

Học bổng sẽ được trao cho bài viết xuất sắc nhất,  bài viết chất lượng, đúng dàn ý, được like/share nhiều nhất trên mạng xã hội và nhula.net .

Tham gia viết và share bài cũng là cách để các bạn truyền cảm hứng tới mọi người trong và ngoài Như Là. 

Mời các bạn tham gia 

Phan Ý Ly 

Đăng bởi Phan Ý Ly

Hello. I am a being that has been thru the adventure of the mind, tasting the fruits of self inflicted sufferings in various ways that were mistakened for love, success, freedom, truth and beauty. I had wokened up from the biggest dream of human mind and am now humbly here to take each moment in purity and clarity and to share this down to earth magic of being in touch with reality, to whomever interested.

Một suy nghĩ 2 thoughts on “Mời tham gia nhận học bổng 100%

Đã đóng bình luận.

%d người thích bài này: